Đang hí hửng chuẩn bị cắp sách đi học tiền sản cùng ông xã thì mẹ Tí Tũn nhận được tin vô cùng đau lòng: Khu vực Nacka (nơi nhà TT vừa chuyển đến) đã hết lớp tiền sản cuối tuần cho người nói tiếng anh. Lớp gần nhất có thể đăng ký lịch sẽ bắt đầu từ tháng 7.. Chưa kịp lo lắng thì một lần nữa, mẹ TT lại được midwife trấn an: sẽ kéo dài thời gian của mỗi buổi khám thai (từ 30″ lên 1h) để giải đáp các thắc mắc, cung cấp tài liệu về phương pháp sinh và hậu sản cũng như cách thức chăm sóc trẻ sơ sinh để mẹ TT có được sự chuẩn bị tốt nhất về tinh thần trước khi đón TT.
Quả thật may mắn vì midwife ở phòng khám mới của mẹ TT còn nhiệt tình hơn cả midwife cũ ở Solna. Biết bố TT đi làm cách nhà đến 25″ metro và bus, bà cố gắng thu xếp lịch khám đầu giờ sáng (7h30 hoặc 8h) để khám xong, 9h bố TT đến công ty là vừa kịp giờ làm việc, không tréo nghoe như lịch khám ở Solna (toàn vào 2-3h chiều nên bố TT phải nghỉ nửa buổi làm để đưa 2 mẹ con đi khám, rất bất tiện). Ngoài khám thai thông thường, bà cũng đưa ra 1 số lời khuyên để bố mẹ TT lựa chọn bệnh viện sinh phù hợp.
Nếu như ở VN, các mẹ bầu phải làm hồ sơ sinh cho con từ tuần 30 hoặc 32 thì ở Thụy Điển, người ta chỉ lựa chọn bệnh viện rồi xếp theo thứ tự ưu tiên từ số 1 đến số 5. Vì hồ sơ sức khỏe và thông tin thai kỳ của mẹ mang thai được cập nhật liên tục trên hệ thống E-health, các bác sĩ có thể kiểm tra bất cứ lúc nào dựa theo tên và mã số cá nhân của các mẹ nên việc làm hồ sơ sinh không thật sự cần thiết. Đến khi vỡ ối , ra máu cá, xuất hiện cơn co, hoặc có các biểu hiện khác của quá trình chuyển dạ, mẹ bầu chỉ cần gọi điện thoại đến bệnh viện thứ 1 (số thứ tự là 1 trong đăng ký bệnh viện sinh). Nếu bệnh viện hết phòng sinh hoặc phòng nghỉ sau sinh, họ sẽ tự động liên hệ đến 4 bệnh viện còn lại để đặt phòng sinh cho mẹ bầu. Tỷ lệ sinh ở Thụy Điển không cao, chỉ khoảng 1.02% nên hiếm khi xảy ra tình trạng bệnh viện thiếu phòng.
Chưa có thời gian làm 1 tour đi quanh 2-3 bệnh viện dự định sinh, nhưng mẹ TT nghe nói chất lượng phòng sinh, hậu phẫu của các bệnh viện Stockholm cực kỳ tốt. Không có chuyện 1 phòng sinh có 4-5 giường, lượt ra lượt vào tấp nập như ở Việt Nam. Mỗi mẹ bầu ở TĐ được dành riêng 1 phòng sinh, 1 phòng nghỉ sau sinh với toilet riêng (trừ bệnh viện Karolinska, do quá đông bệnh nhân nên 1 số phòng sau sinh kê 2 giường cho 2 sản phụ). Khi được hỏi kinh nghiệm về bệnh viện ở Thụy Điển và quá trình sinh, một người bạn của mình đã trả lời: “Mỗi người một phòng chị ạ, trong phòng có cả nhạc bật, đầu giường là một hệ thống máy; khí cười, gây tê… (nếu chị yêu cầu). Khi chị đến, bác sĩ sẽ chuẩn bị sẵn một phòng tắm nước nóng để chị ngâm mình cho đỡ đau. Chị có thể ngồi lên quả bóng để đẻ nếu muốn. Có 1 bác sĩ và 1 midwife, máy đo cơn co ở bên cạnh, khi nào chị đau thì sẽ thấy hiện luôn lên màn hình Sau khi sinh thì bác sĩ sẽ mang thức ăn vào để chúc mừng, gồm sandwich, rượu vang, hot chocolate, còn cắm thêm cái cờ thuỵ điển rất là xịn. Sau khi chị đi wc được (đi nhẹ) thì bác sĩ mới cho chị vô khách sạn, phục vụ tận răng; điện thoại, ti vi màn hình phẳng ngay trong phòng, gọi lúc nào bác sĩ chạy vô ngay lúc đó. Bỉm bà bầu, bỉm em bé… miễn phí. Bác sĩ sẽ dạy chị cho đến khi chị biết cách cho em bé bú thì thôi. Ở đó cũng khám luôn cho bé, mắt, tai, rồi chim cò… Nếu sữa chưa về, chị cũng có thể lấy sữa miễn phí cho bé. Hehe, nói chung là em rất muốn sinh thêm nếu có thể, vì mọi thứ rất nhẹ nhàng và thoải mai’, em mất có 3 tiếng là xong tất cả mọi thứ, gọi điện về nhà cười phớ lớ, nên chị k phải lo đâu.” (Trích đăng từ FB của mình). Không biết có phải bệnh viện nào cũng được như lời bạn mình kể hay không, nhưng những lời động viên này khiến mình phấn khích hơn rất nhiều. Cảm ơn em nhé, Trang Su!
Xong tiết mục chọn lựa bệnh viện sinh; quần áo, đồ chơi, giường cũi cho Tí Tũn.. mẹ TT bắt đầu lo đến khoản lựa chọn sữa tắm, dầu gội, bình sữa, tã bỉm.. cho 2 mẹ con. Các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé ở Thụy Điển không hề rẻ; để lựa chọn loại phù hợp với mình, cũng phải qua nhiều thử nghiệm khá tốn kém (chỉ cần lấy ví dụ từ bình sữa: 1 người bạn của mình đã phải thử tất cả các loại bình, từ Nuk, Tommee tippee, Dr Brown’s, Avent, Meddela.. mà con đều không chịu, cuối cùng quay sang thử MAM – 1 trong các loại phổ biến và rẻ nhất ở TĐ thì con lại bú thun thút). Chia sẻ lo lắng này với midwife, bà cười và đưa mẹ Tí Tũn 1 cái Baby bag free, nói đem về dùng thử, nếu hợp thì cứ mua cho con dùng tiếp. Đến lúc đó, mẹ TT mới biết rằng các mẹ bầu ở TĐ có thể đăng ký và nhận các Baby box free từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi baby box sẽ gồm 1 vài đồ chơi mềm (dou dou, ty giả..); bỉm và giấy ướt các loại; sampling dâù gội, sữa tắm, body lotion, baby oil các kiểu; coupon mua bỉm và đồ chơi trẻ em giảm giá… Vốn làm market research online nên chẳng khó khăn gì, mẹ TT cũng tìm ra rất nhiều website và nhãn hàng tặng baby box. Chỉ cần đăng ký bằng mail, số đt và mã số cá nhân thì baby box sẽ tự động được gửi về nhà mà không mất một khoản phí nào, hoặc e-voucher sẽ gửi về để mẹ bầu in ra và mang đến cửa hàng để chọn và nhận sản phẩm trực tiếp.
Dưới đây là 1 số Baby box free mà mẹ Tí Tũn đã nhận được nhé:
1. Baby bag: túi quà này chỉ có thể lấy từ MVC – là các phòng khám thai thông thường. Không cần đăng ký, các midwife sẽ tự động gửi cho mẹ bầu ở tuần 36-38, nghe nói tổng giá trị của gói quà này lên tới 500kr (khoảng 1tr500k vnd). Bao gồm:
-
- 1 bịch bỉm Pampers newborn dry-max 27 miếng cho con
- 1 bịch bvs Always hàng ngày (30 miếng) và 1 bịch ultra night (10 miếng) cho mẹ
- 1 bộ sampling sữa tắm, babyoil và nursing pads của Natusan
- 1 đôi tất trẻ em của Lindex
- 1 tạp chí Vi föräldrar
- 2 coupon nhận body suit free của Lindex và Barnenhus
- Ngoài ra là 1 số coupon giảm giá mua bỉm pampers, in ảnh cho bé, đồ chơi của Goboken.
2. Baby to be: 1 loại baby box của Apoteksgruppen, giá trị cũng tương đương 500kr, có thể đăng ký tại đây
Bao gồm:
2 ty giả Avent 0% BPA cho trẻ 0-3 tháng tuổi
- 1 dụng cụ thụt hậu môn cho trẻ của Windi, làm giảm đau bụng và các triệu chứng liên quan đến khí ga của trẻ (mẹ Tí Tũn vẫn chưa biết dùng dụng cụ này thế nào)
- 1 bộ sampling của Baby seba med, gồm: 1 baby cream, 2 baby bubble bath, 1 skin care oil
- 1 sampling babycream của Weleda
- 2 tạp chí Vi föräldrar, 1 tạp chí Papa
- 1 coupon giảm 100kr mua quần áo sơ sinh của Zalando; coupon giảm 15% mua đồ chơi của lekmer.se; coupon giảm 50% khi in photobook cho bé và 1 số coupon mua bỉm của Pampers
3. Babyproffsen: babybox của Pampers kết hợp với Angel care, chỉ nhận được trước ngày dự sinh 3 tháng, có thể đăng ký tại đây
Bao gồm:
-
- 1 bịch bvs hàng ngày Always (30 miếng) cho mẹ
- 2 chai Head&shoulders 75ml
- 4 miếng Pampers newborn
- 1 bịch Pampers baby wipes (sensitive)
- 1 yếm trẻ em của Fisher Price
- 1 khăn mặt bông cho bé
- 3 thìa ăn bột Hipp
- 1 số coupon giảm giá mua bỉm Pampers và đồ chơi cho bé tại goboken
4. Goboken: Package này mẹ Tí Tũn vừa đăng ký, còn đang trên đường vận chuyển về nhà nên vẫn chưa được khui ra xem, các mẹ có thể đăng ký tại đây
Goboken tặng 2 loại babybox, mẹ TT đăng ký gói Mina vackraste vaggvisor, nghĩa là “My beautiful lullabies”, bao gồm:
- 1 cuốn truyện “My beautiful lullabies”, với nhiều hình họa và các câu chuyện sinh động cho trẻ em
- 1 đĩa nhạc ru bé ngủ
- 1 chăn quấn hình thỏ bông
- 1 cuốn sách thỏ bông cực dễ thương, được miêu tả là : “a perfect book with handles for the child to hold or bite in”
5. Liberoklubben: Babybag đến từ nhãn hàng Libero này có thể nói là “khủng” nhất trong các loại Baby bag free. Các mẹ bầu không thể đăng ký trước gói quà này mà chỉ có thể nhận từ bệnh viện, sau khi sinh bé. Chưa biết bên trong có những gì, nhưng bạn mình thì miêu tả: “Khi đi sinh, mang có mỗi cái túi con con đựng bộ quần áo cho 2 mẹ con lúc ra viện, mà lúc về phải kéo valy đựng đồ bệnh viện tặng”. Nghe mỗi thế thôi là chuyên gia săn hàng free và giảm giá (mẹ TT chứ ai!!) mắt sáng rực rỡ rùi ^^!
Ngoài ra, các mẹ có thể đăng ký thêm ở 1 vài website khác, ví dụ https://www.alltforforaldrar.se/gravidpaketet
….
Mẹ TT chỉ đăng ký 4 packages đầu tiên thui, thế cũng khá đủ dùng rùi.. Và phải chốt lại 1 câu là: các bạn Thụy Điển làm marketing tốt thật đấy ^^!
Ảnh nguồn: Internet